Truy cập nội dung luôn

Nguy cơ tái mắc Covid-19: Các nước không nên cấp “hộ chiếu miễn dịch”

2020-04-27 08:50:00.0

VOV.VN - Việc cấp “hộ chiếu miễn dịch” hoặc giấy chứng nhận “ thoát nguy cơ nhiễm” cho những người khỏi Covid-19 có nguy cơ làm tăng mức độ tái mắc bệnh này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 25/4 khẳng định, hiện tại "không có bằng chứng” cho thấy những người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã khỏi bệnh và có kháng thể thì không bị nhiễm lần thứ hai.  Do đó các nước không nên cấp “hộ chiếu miễn dịch” hoặc giấy chứng nhận “ thoát nguy cơ nhiễm” cho những người này, có thể tạo ra nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng.

(Ảnh minh họa của Shutterstock)

Trong một báo cáo khoa học vắn tắt, WHO khuyến cáo chính phủ các nước không cấp “hộ chiếu miễn dịch” hoặc “không có nguy cơ” cho những người từng mắc bệnh Covid-19 vì không thể bảo đảm chắc chắn điều này. WHO cho rằng việc làm này có thể làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan vì những người đã khỏi bệnh có thể phớt lờ các khuyến cáo phòng dịch. Trước đó có nhiều nhận định rằng, thông thường một người khi đã được chữa khỏi sẽ có kháng thể tự nhiên chống lại virus, nên khó có khả năng nhiễm bệnh lần thứ hai, từ đó miễn dịch cộng đồng gia tăng.

WHO cho biết sẽ tiếp tục xem xét bằng chứng về các phản ứng kháng thể đối với virus SARS-CoV-2. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy những người mắc Covid-19 đã bình phục có các kháng thể đối với virus này. Tuy nhiên, một số người có hàm lượng kháng thể trong máu rất thấp, cho thấy miễn dịch tế bào có thể cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự bình phục của bệnh nhân.

Chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới về các vấn đề khẩn cấp Mike Ryans trước đó cũng nhận định: “Có một kỳ vọng rằng chúng ta có thể đạt miễn dịch cộng đồng và nhiều người trong tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc hội có thể phát triển các kháng thể, trở nên miễn dịch với virus.  Tuy nhiên hiện cũng có xu hướng một số người có hàm lượng kháng thể trong máu rất thấp. Do đó sẽ không giải quyết được vấn đề mà chính phủ các nước đang cố gắng kỳ vọng là tạo ra miễn dịch cộng đồng”.

Cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khi Chính phủ một số nước đề xuất rằng việc phát hiện kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 ở một người có thể coi là cơ sở để cấp "hộ chiếu miễn dịch" hoặc chứng nhận "thoát nguy cơ nhiễm", theo đó những người được chứng nhận có thể di chuyển hoặc trở lại làm việc vì cho rằng họ sẽ không tái nhiễm. Tuần trước, Chile cho biết sẽ bắt đầu cấp “hộ chiếu sức khỏe” cho những người được xác định đã bình phục sau khi mắc Covid-19. Theo đó, một khi kết quả xét nghiệm cho thấy những người này đã phát triển các kháng thể để họ miễn dịch với virus SARS-CoV-2, họ có thể trở lại làm việc ngay lập tức.   

Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới đang ghi nhận nhiều ca “dương tính trở lại” nghĩa là bệnh nhân có kết quả dương tính với virus SARS CoV-2 cho dù trước đó đã được xét nghiệm âm tính và được cho là đã khỏi bệnh. Hàn Quốc gần đây ghi nhận nhiều trường hợp tái dương tính với hàng trăm ca bệnh. Việt Nam, Nhật Bản … cũng đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm.

Nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng nhận định về hiện tượng dương tính trở lại này. Lý do thứ nhất cho rằng bệnh nhân chưa được chữa khỏi hoàn toàn. Các triệu chứng đã giảm nhiều đến mức làm cho người ta nghĩ rằng bệnh nhân đã khỏi hẳn, và số lượng virus quá nhỏ vẫn tồn tại trong cơ thể để không bị phát hiện lúc xét nghiệm lại. Lý do thứ 2 là liên quan đến vấn đề quy trình xét nghiệm. Trường hợp thứ 3 là nếu một người bị tái nhiễm virus, thì người đó thuộc diện những người suy kháng thể. Đây là những người mà hệ thống kháng thể bị suy yếu, bị coi là đặc biệt dễ bị nhiễm dịch. Lý do thứ 4 được cho là tồi tệ hơn là virus đã biến thể hay có 2 chủng virus mặc dù chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.

Nhiều chuyên gia y tế cũng nhận định rằng nếu xảy ra trường hợp tái nhiễm, người bệnh có thể tạo miễn dịch và phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên với  hiện tượng tái dương tính cho thấy việc phòng ngừa của người dân cũng cần phải chặt chẽ hơn nữa, tránh sự lây lan trong cộng đồng./.

Nguồn: vov.vn

Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)