Truy cập nội dung luôn

Trực tuyến: Chủ động phòng tránh và ứng phó với thiên tai

2019-07-30 16:08:00.0

MC Thanh Thủy: Thưa quý vị và các bạn!

Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, nhiều đợt thiên tai, bão lũ xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản và hạ tầng giao thông cho nhiều địa phương. Đối với tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 8 đợt thiên tai, làm 1 người chết, 7 người bị thương và gây thiệt hại về tài sản khoảng trên 67 tỷ đồng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Chính vì thế sự tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và từng người dân trong việc chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra là hết sức quan trọng. Vậy các Ban, ngành đã thực hiện hướng dẫn người dân để phòng tránh ứng phó với thiên tai ra sao, nhất là trong tình hình thời tiết như hiện nay? Nhằm mang đến cho quý vị và các bạn những thông tin cần thiết, Ban biêp tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên thực hiện chương trình Tọa  đàm với chủ đề “Chủ động phòng tránh và ứng phó với thiên tai”.

Tham gia buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở NN và PTNT, Phó Trưởng Ban phụ trách công tác Phòng chống thiên tai – Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Thay mặt những người làm chương trình, cảm ơn ông đã tham gia chương trình!

MC Thanh Thủy: Câu hỏi đầu tiên xin ông cho biết tình hình thiên tai và những thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay, đặc biệt là thiệt hại trong nông nghiệp ạ?

Ông Phạm Văn Sỹ:  Như chúng ta đã biết từ đầu năm đến nay tình hình diễn biến thời tiết trong tỉnh cũng như nhiều địa phương trong cả nước có diễn biến phức tạp. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 08 đợt thiên tai làm 01 người chết (tại thị tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Phổ Yên do sét đánh) và 07 người bị thương; gần 4000 ngôi nhà, trên 40 điểm trường, 22 công trình văn hóa, 02 bệnh viện và nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi bị hư hỏng.Trong lĩnh vực nông nghiệp cùng với các thiệt hại về các công trình thủy lợi, hệ thống hồ đập, kênh mương, thì cũng đã có khoảng gần 1000ha lúa, hoa màu, cây trồng lâu năm, hàng năm, rừng bị thiệt hại; một số trang trại chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng với trên 12.000 con gia cầm chết; trên 32 ha ao thủy sản bị ảnh hưởng; một số công trình thủy lợi bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 6 tháng đầu năm khoảng 67,6 tỷ đồng, trong đó trong lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại khoảng 26 tỷ đồng.

Đường vào một số trụ sở cơ quan tại huyện Định Hóa bị ngập sâu

MC Thanh Thủy: Với diễn biến thời tiết và thiên tai như vậy có điểm gì khác biệt so với những năm trước không?

Ông Phạm Văn Sỹ: So với cùng kỳ các năm trước xảy ra về số đợt thiên tai tương đương như năm 2018; tuy nhiên, số thiệt hại về tiền tăng lên rất nhiều. Số người chết năm nay có 01 người chết, giảm 02 người so với năm 2018, nhưng số người bị thương thì tăng, có 07 người bị thương. Thiệt hại về tài sản năm nay là trên 67 tỷ đồng, tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2018, cùng kỳ năm 2018 thiệt hại trên 5,6 tỷ đồng. Năm nay các thiệt hại chủ yếu do giông lốc, mưa đá là chính, ngoài ra thiệt hại do thiên tai như sét đánh cũng xảy ra ở một số địa bàn.

Tuyến đường lên xóm Lũng Hoài (Thượng Nung, Võ Nhai) bị hư hại nặng sau trận mưa lũ năm 2018.

Ảnh: Trần Quyền.

MC Thanh Thủy: Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở NN & PTNT đã tham mưu cho UBND Tỉnh như thế nào trong công tác phòng chống cũng như khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian qua?

Ông Phạm Văn Sỹ: Với chức năng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tập trung chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, đồng thời đã chỉ đạo các địa phương tập trung thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của các cấp; tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai năm 2018; xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2019, trong đó phân công nhiệm vụ rất cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các cấp, các ngành; xây dựng các phương án phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện. Trong những tháng đầu năm cơ quan thường trực đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 02 Chỉ thị về công tác đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ và tăng cường công tác quản lý đê điều, sẵn sàng hộ đê chống lũ. Ngoài việc tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hoạt động triển khai, Ban Chỉ huy đã ban hành 12 văn bản đề nghị các cơ quan, địa phương triển khai công tác phòng chống thiên tai, 02 công điện yêu cầu các sở ban ngành, Ban chỉ huy  phòng chống thiên tai các cấp chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu của cơn bão số 2. Ngoài ra Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, cơ quan thường trực cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh, tham mưu cho Ban Chỉ huy thành lập các đoàn đi kiểm tra hệ thống các công trình thủy lợi, công trình hồ đập, một số các công trình bùn chứa chất thải của các cơ sở khai thác khoáng sản để thông qua đó chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị có giải pháp khắc phục đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa mưa bão. Ngoài ra Ban Chỉ huy đã tham mưu cho UBND tỉnh đưa nội dung diễn tập công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và kế hoạch diễn tập hàng năm. Cùng với Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh đưa nội dung diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại cuộc diễn tập năm 2019 của huyện Định Hóa, đồng thời khi có mưa bão, các tình huống thiên tai xảy ra đã tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai thành lập các đoàn đi thăm, kiểm tra chỉ đạo việc khắc phục của các địa phương đơn vị. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn trên địa bàn để thực hiện cảnh báo, dự báo thiên tai, kịp thời chuyển các tin nhắn, tin báo về tình huống xấu, tình huống dự kiến có thể có thiên tai xảy ra tới các đồng chí lãnh đạo tỉnh, tới các thành viên của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện để kịp thời nắm được các thông tin chỉ đạo có các giải pháp phòng tránh kịp thời.

Diễn tập phòng, chống lụt bão 

MC Thanh Thủy: Thưa ông Phạm Văn Sỹ, ông có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong công tác này trong thời gian qua?

Ông Phạm Văn Sỹ: Công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và cấp ủy chính quyền các cấp; đặc biệt được sự chỉ đạo, hỗ trợ rất lớn của Trung ương đã đầu tư các nguồn lực để thực hiện công tác phòng chống thiên tai.

Trong những năm qua, Ban Chỉ huy các cấp tổ chức hội nghị định kỳ đánh rút kinh nghiệm trong qua trình tổ chức thực hiện đồng thời xây dựng kế hoạch phương án chủ động triển khai thực hiện. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao nhận thức của các cấp các ngành của nhân dân trong công tác phòng chống thiên tai tím kiếm cứu nạn.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh có những khó khăn:

Thứ nhất, tiên tai, thời tiết hiện nay diễn biến hết sức bất thường, phức tạp, nhiều tình huống cực đoan mặc dù có những cảnh báo tương đối sớm nhưng diễn biến nhiều khi không thể lường hết được.

Thứ hai, nguồn lực đầu tư còn hạn chế so với nhu cầu nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai đặc biệt như kinh phí cho hạ tầng giao thông, hệ thống các công trình đê điều, thủy lợi để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong công tác phòng chống thiên tai.

Thứ ba, trong cơ chế chính sách để thực hiện các nguồn lực như quỹ phòng chống thiên tai hiện nay theo quy định nội dung và điều kiện sử dụng rất hạn chế cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng quỹ phòng chống thiên tại

Cuối cùng, mặc dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tuy nhiên  một số người dân còn hạn chế về nhận thức, vẫn còn có tư tưởng chủ quan, dẫn đến thiệt hại về người đang tiếc xảy ra.

MC Thanh Thủy: Như ông vừa chia sẻ thì vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác PCTT và TKCN. Vậy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tham mưu cho tỉnh những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn này nhằm thực hiện công tác PCTT và TKCN đạt hiệu quả?

Ông Phạm Văn Sỹ: Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác PCTT và TKCN, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, trong thời gian tới, Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu của công tác phòng chống thiên tai, để nâng cao trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện; và đặc biệt nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc tự phòng chống, ứng phó với thiên tai cho gia đình và bản thân mình.

Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo và mở rộng đối tượng được cảnh báo trong thời gian tới. Vừa qua Cơ quan thường trực đã thực hiện tin báo để thông tin, cảnh báo diễn biến thời tiết xấu đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện, dự kiến trong thời gian tới tiếp tục mở rộng các đối tượng đến các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc, để thông qua đó kịp thời thông tin, cảnh báo hiện tượng, diễn biến thời tiết xấu cho các đơn vị và nhân dân. Trên cơ sở đó thực hiện việc rà soát, kiện toàn các Ban Chỉ huy PCTT, rà soát lại phương án PCTT ở các địa phương, nhất là ở cấp cơ sở, để chủ động phòng tránh với những tình huống thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra.

Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai, trong đó tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư một số công trình hạ tầng như ngầm tràn, đập tràn có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi để nâng cao khả năng phòng tránh tình huống xấu do thiên tai xảy ra. Đầu tư nâng cấp các phương tiện thiết bị dự báo, cảnh báo, vật tư dự phòng để đáp ứng yêu cầu cho công tác phòng chống thiên tai. Trong huy động các nguồn lực một mặt lồng ghép các nguồn lực của địa phương, một mặt đề nghị hỗ trợ của Trung ương. Hiện nay tỉnh đang triển khai mở rộng việc thu Quỹ phòng chống thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh, trên cơ sở đó có thêm nguồn lực để tập trung triển khai phòng và ứng phó với các tình huống thời tiết, thiên tai xảy ra.

Đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai Trung ương kiểm tra khu vực thi công cầu Xuân Phương (Phú Bình), thuộc Dự án đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội.

MC Thanh Thủy: Xin ông cho biết việc kiểm tra giám sát về an toàn hồ đập được thực hiện thế nào; các phương án và giải pháp của tỉnh nhằm bảo đảm an toàn hồ, đập trong mùa mưa bão?

Ông Phạm Văn Sỹ: Trước mùa mưa lũ, Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan Thường trực phòng, chống thiên tai tỉnh) đã giao Chi cục Thủy lợi triển khai kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, hệ thống đê điều, từ đó kịp thời phát hiện các hư hỏng, xác định các khu vực trọng điểm, xung yếu để kịp thời báo cáo, đề xuất khắc phục sửa chữa đảm bảo an toàn cho công trình. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Phương án Hộ đê toàn tuyến và trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

Hiện nay các hồ chứa nước do cấp tỉnh quản lý, vận hành đã xây dựng Phương án Phòng, chống lụt bão có sự thống nhất của các địa phương cấp huyện, cấp tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc với đơn vị quản lý. Đối với công trình hồ Núi Cốc, công tác quản lý, vận hành trong các đợt xả lũ theo quy trình vận hành đã đảm bảo theo quy định. 

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã xây dựng, cập nhật phương án ứng phó với kịch bản ngập lụt ở khu vực hạ du các hồ chứa nước theo nhóm kịch bản. Trong đó có phương án sơ tán dân, số dân cần sơ tán, địa điểm an toàn, phương án huy động lực lượng vật tư, phương tiện, trang thiết bị ứng phó, dự trữ lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm khác.

Qua công tác kiểm tra trước mùa mưa lũ, hiện nay có 13 hồ chứa nước lớn và vừa, 02 đập dâng do cấp tỉnh quản lý đang có hiện tượng bị thấm, trong đó có 09 hồ và 02 đập đâng đang được đầu tư sửa chữa, khắc phục, nâng cấp từ nguồn vốn của Trung ương và địa phương.

MC Thanh Thủy: Trên địa bàn Tỉnh có rất nhiều ngầm tràn, cầu tràn qua sông, suối, Thời tiết biến đổi khó lường, mực nước khó kiểm soát dẫn đến việc người dân bị nạn khi đi qua ngầm cầu tràn mà thương tâm nhất là đã có nhiều trường hợp bị lũ cuốn trôi. Chính bởi vậy mà vấn đề an toàn cầu, ngầm tràn là vấn đề được người dân quan tâm, nhất là trong mùa mưa bão. Vậy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có giải pháp như thế nào để khắc phục vấn đề này?

Ông Phạm Văn Sỹ: Hiện nay theo thống kê trên địa bàn tỉnh có 399 cầu tràn, 59 cầu treo, 13 bến đò ngang có nguy cơ mất an toàn khi có thiên tai mưa, lũ, lũ quét xảy ra. Nhận thức được sự nguy hiểm đối với người và phương tiện qua cầu, ngầm tràn khi có mưa lũ xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo:

 Chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy các cấp, nhất là cấp cơ sở tổ xây dựng phương án đảm bảo an toàn các công trình có mưa lũ xảy ra. Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát tại hai đầu cầu, ngầm tràn, cắm biển, căng dây, làm rào chắn kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại khi có nước tràn qua mặt cầu ở mức không đảm bảo an toàn; đồng thời hướng dẫn phân luồng giao thông để tránh các sự cố có thể xảy ra.

 Một mặt Cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh hàng năm cân đối bố trí, lồng ghép các nguồn vốn, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Trung ương từng bước đầu tư xây dựng nâng cấp các cầu tràn, ngầm tràn bằng cống hộp để giảm nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện, đề nghị ngành Giao thông thực hiện cắm cột thủy chí để theo dõi mực nước ở khu vực này khi có tình huống mưa to, tình huống lũ xảy ra  để người dân và các phương tiện qua lại biết mực nước để phòng tránh.

Giao thông qua ngầm tràn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ

MC Thanh Thủy: Thông qua chương trình này, ông có muốn gửi đến người dân trong tỉnh  thông điệp gì trong mùa bão năm nay? Điều ông muốn nhắn gửi nhất là gì?

Ông Phạm Văn Sỹ: Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh dưới tác động của hiện tượng El Nino, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục có diễn biến bất thường, phức tạp. Dự báo sẽ có khoảng từ 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; thiên tai mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở cũng có thể xảy ra.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, cũng như của các cơ quan, đơn vị, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, trong thời gian tới, chúng tôi đề nghị các cơ quan, đơn vị và nhân dân cần đề cao cảnh giác, thường xuyên theo dõi sát sao tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai, cảnh báo, khuyến cáo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, cũng như của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai các cấp để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó cho phù hợp; tránh tư tưởng chủ quan, coi thường với các tình huống diễn biến thời tiết thiên tai có thể xảy ra, để không dẫn đến hậu quả đáng tiếc, nhất là thiệt hại về người cho nhân dân.

MC Thanh Thủy: Thưa quý vị và các bạn!

Năm 2019 được dự báo là năm  tiếp tục có những biến đổi khí hậu khó lường. Vì vậy, để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, các cấp, các ngành, các địa phương cần chủ động các phương án phòng tránh theo phương châm “4 tại chỗ”. Đặc biệt mỗi người dân phải tự  ý thức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của các cơ quan chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn người và tài sản mùa mưa bão.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở NN và PTNT đã tham gia chương trình!

Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi, xin chào và hẹn gặp lại./.

Nguồn: www.alostories.com

Ban biên tập