Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Ngày Xuân vui nghe tiếng Khèn

2018-02-13 16:37:00.0

Trải qua hàng trăm năm canh tác và sinh sống trên núi cao, người Mông từ khắp nơi di cư về Thái Nguyên đã đem theo những kinh nghiệm sản xuất và nét đặc trưng riêng của dân tộc mình, trong đó có Khèn Mông. Thông qua tiếng khèn, qua từng động tác, người biểu diễn để lại những ấn tượng khó quên đối với người nghe và người xem. Và mới đây, Nghệ thuật Khèn của người dân tộc Mông ở huyện Đồng Hỷ và Phú Lương đã vinh dự được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Một tiết mục múa Khèn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông

Trong không khí rộn ràng của năm mới, tiếng khèn ngày Xuân của ông Hoàng Văn Mùi vang vọng cả núi rừng Khe Cạn tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Văn Lăng. Đó là thứ âm thanh réo rắt, khiến cho mọi người dù đang đi đâu làm gì cũng phải dừng lại để lắng nghe và mỉm cười đầy ý nhị. Dứt tiếng khèn, ông Mùi và con trai lại tiếp tục chỉnh sửa mô hình chiếc gùi và cây khèn khổng lồ phục vụ cho Ngày hội văn hóa dân tộc Mông sắp tới. Ông Mùi cho biết: “Tiếng khèn, chiếc khèn đã gắn bó và trở thành hiện vật đặc trưng của người Mông. Trước đây, không một phiên chợ nào của người Mông vắng tiếng khèn, lưng đeo gùi nặng, chân leo dốc cao, mồ hôi đẫm áo nhưng chàng trai Mông không ngừng thổi khèn. Mỗi bài khèn của người Mông đều có bài hát tương ứng, mang nội dung cụ thể, do đó mà những chàng trai Mông mới có thể dùng tiếng Khèn để kể chuyện, dùng tiếng sáo để tỏ tình cùng các thiếu nữ. Và người nghe một khi đã biết lời ca tương ứng mới lĩnh hội được nội dung cụ thể của tiếng khèn, tiếng sáo…”; “Thổi khèn khó nhất là việc sử dụng linh hoạt 6 ngón tay và điều tiết hơi của mình. Các bài khèn đều phải học thuộc lòng từng câu từng chữ. Người ta tự nhớ từng chương rồi thổi khèn bất cứ nơi đâu, cả đêm cả ngày”.

Khèn vừa là nhạc khí vừa trở thành đạo cụ múa, thổi khèn luôn đi cùng với múa, không một người Mông nào thổi khèn mà lại để cho đôi chân đứng yên. Khèn không phải chỉ để múa một người, có thể múa đôi, múa bốn người hoặc múa theo nhóm nhiều người. Khi nhảy múa kết hợp với các động tác đá chân đều và khỏe khoắn, động tác phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với những hiệp âm của tiếng khèn. Chỉ nam giới mới sử dụng khèn, thổi khi vui chơi, lúc làm ma, người ta không dùng tiếng khèn để tỏ tình, tìm bạn tình… Để có được một cây khèn vang âm đúng điệu, không phải ai muốn cũng làm được và cũng không có nơi nào dạy làm khèn chuyên nghiệp. Thường thì các gia đình nghệ nhân làm khèn Mông sẽ tự đúc rút kinh nghiệm để "cha truyền con nối".

Để có cây khèn tốt, người làm phải lặn lội vào rừng tìm những cây gỗ tốt, thẳng, cắt thành đoạn từ 80 - 90cm. Sau khi mang về, ngay khi cây còn tươi phải róc bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, vừa róc vỏ vừa tạo hình, khuôn cho bầu khèn. Kích thước của bầu khèn được nghệ nhân ước lượng bằng mắt, đo bằng gang tay, nắm tay nhưng độ chính xác rất cao. Ống làm khèn gồm sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau là những thân trúc thẳng đẹp. Sáu ống trúc được xếp gọn song song với nhau trên thân khèn, tương tự cho tình anh em tụ họp.

Một bộ phận quan trọng khác của chiếc khèn Mông là lưỡi gà. Nghệ nhân lựa chọn một thanh đồng nhỏ dài khoảng 10cm, đặt trên đe rồi dùng búa tán thật mỏng, mài dũa, rạch đường rãnh để tạo lưỡi gà. Các miếng đồng được lắp vào các ống trúc, mỗi ống trúc có 01 miếng đồng riêng, ống ngắn nhất và to nhất được gắn 2 miếng để đảm bảo độ rung và âm thanh của khèn. Việc tạo lưỡi gà rất quan trọng, độ trầm bổng, vang ngân của tiếng khèn phụ thuộc vào việc chỉnh các lưỡi đồng, mỏng dày thế nào, to nhỏ ra sao. Quá trình chế tác chiếc khèn có rất nhiều công đoạn và làm thủ công. Vì vậy, hiện nay mỗi chiếc khèn có giá bán rất cao, từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Có thể nói, với người Mông, cây khèn và các điệu khèn truyền thống được coi là tài sản tinh thần vô giá. Khèn được người Mông sử dụng khá rộng rãi ở môi trường sinh hoạt văn hoá, từ vui chơi, lễ hội, cho tới việc tổ chức đám ma, đám giỗ, trong đám cưới hay vào nhà mới…Tiếng khèn ngấm sâu vào tâm hồn người Mông, thân quen như thắng cố, mèn mén, rượu ngô hay tất cả những gì thân thuộc nhất đã gắn bó với họ từ lúc sinh ra. Để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo này, bà Trần Thị Phương Thảo – Phó Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện cho biết: “Hiện huyện Đồng Hỷ có 4 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, trong đó có Nghệ thuật Khèn của người dân tộc Mông. Cùng với tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông thì huyện Đồng Hỷ cũng sẽ chỉ đạo các tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn thành lập câu lạc bộ văn hóa quần chúng, mời các nghệ nhân biết thổi khèn để truyền dạy cho thế hệ trẻ, góp phần giữ gìn nghệ thuật Khèn của người Mông”.

Ngày nay, dù cuộc sống nhiều đổi thay nhưng những chiếc khèn với âm thanh dìu dặt vẫn là người bạn đồng hành của các chàng trai Mông trong mỗi dịp lễ tết. Trong cộng đồng dân tộc Mông, còn đó những nghệ nhân làm khèn và thế hệ đời con, đời cháu, vì yêu khèn mà gắn bó và chế tác ra những chiếc khèn độc đáo như một cách để gìn giữ giá trị cốt lõi của dân tộc mình, gìn giữ những khúc du ca của núi rừng./.

                                   Bài, ảnh: Trường Giang(Đài TT-TH Đồng Hỷ)



1

Đang truy cập:1724

Tổng truy cập: 709265