Truy cập nội dung luôn

Kỳ 6: Tiếng chuông chùa trên quần đảo Trường Sa, Thông điệp về chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Những ngày đầu năm mới, mọi người thường đi lễ chùa để tìm về nơi yên bình, mong cho năm mới có nhiều phước lành. Chùa là chốn linh thiêng, chỗ dựa tinh thần của người Việt Nam. Giữa biển cả bao la, những tưởng chỉ có nắng gió và bão giông khắc nghiệt nhưng trong không gian tĩnh mịch của ngôi chùa, khi tiếng chuông vang lên khiến nơi này như một làng quê yên bình. Khi đó, mọi lo âu vất vả dường như tan biến, cuộc sống trở lên tốt đẹp an lành.

Kỳ 5: Những chồi non trên Quần đảo Trường Sa lớn lên cùng bão tố

Kỳ 4: Cây Bàng vuông - hình tượng người chiến sỹ Hải quân

Kỳ 3: Người gác cửa Biển Đông

Kỳ 2: Trường Sa, vững vàng nơi đảo chìm

Kỳ 1: Tết sớm ở huyện đảo Trường Sa

Chùa được xây dựng trên một số đảo ở quần đảo Trường Sa cũng giống như chùa xây dựng trên đất liền, kiến trúc bằng gỗ tốt kết hợp với gạch ngói là chủ đạo; mỗi ngôi chùa trên đảo đều có sư trụ trì. Chùa Song Tử Tây tọa lạc trên đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa; chùa có quy mô khá lớn với cảnh quan thoáng đãng, trong lành; phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng; giống như các ngôi chùa khác trên quần đảo Trường Sa, chùa Song Tử Tây được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái, mái cong. Chính điện của các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều hướng ra biển Đông, nhìn về thủ đô Hà Nội. Những ngôi chùa ở đây không chỉ là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền bền vững có từ xa xưa do người Việt Nam khai phá, tạo dựng; các ngôi chùa trên đảo có hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ. Câu đối ở chùa Song Tử Tây ghi: 

“Quần đảo huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh

Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam”

Tam Bảo Chùa  Song Tử Tây có tượng ngọc Phật và đôi câu đối nổi tiếng

Sư trụ trì Chùa Song Tử Tây, Thích Nhuận Đạt đã nhiều năm gắn với ngôi chùa này trên đảo Song Tử Tây cho chúng  tôi biết về những giá trị thiêng liêng của chùa trên đảo: Chùa là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo đồng thời cũng là nơi tâm linh đối với ngư dân khi vươn khơi bám biển; hàng ngày, vào sáng sớm tiếng chuông chùa lại ngân vang để báo thức cho mọi người trên đảo, đồng thời cũng là để khẳng định dấu mốc chủ quyền của Việt Nam. Vào ngày rằm và mùng một hàng tháng, nhân dân trên đảo thường đến lễ chùa; các đoàn ở đất liền khi ra đảo đều đến thắp hương, lễ Phật. Thầy Đạt cho biết thêm, theo quy định của Giáo hội Phật giáo, hàng năm các sư trụ trì chùa trên đảo được trở về đất liền và người khác ra thay, tuy nhiên thầy đã tình nguyện ở lại gắn bó với ngôi chùa và nhân dân trên đảo; sư thầy bảo: Thầy muốn ở lại đảo vì ngoài này khá yên bình, nhân dân và bộ đội rất gần gũi, gắn bó, buổi tối một số người dân cũng đến chùa tụng kinh niệm Phật cùng thầy.

Những hình ảnh cán bộ chiến sỹ cùng nhân dân và các cháu nhỏ đến thắp hương lễ chùa gợi nhớ về hình ảnh thanh bình ở làng quê Việt Nam; mặc dù nơi đây luôn có sự hiểm nguy, thách thức. Các anh luôn phải vượt qua khó khăn gian khổ, sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam. Những pho tượng Phật nặng hàng chục tấn được làm từ đá quý, hướng ra biển Đông nhìn về mảnh đất hình chữ S như để chở che, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho dân tộc Việt Nam vượt qua khó khăn để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.

Chùa là nơi giáo dục văn hóa truyền thống cho các cháu học sinh trên đảo - Học sinh Trường tiểu học tạo tài khoản bet365_Trang web cá cược Việt Nam bet365_Cách mở bet365 tại Trung Quốc Song tử Tây đi lễ chùa cùng bố mẹ

Thượng tá Phạm Duy Hướng, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 Đoàn Trường Sa, người có nhiều năm gắn bó với quần đảo Trường Sa cho biết về ý nghĩa của ngôi chùa trên đảo: Văn hóa tâm linh luôn gắn sâu trong mỗi con người Việt Nam, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình và ngôi chùa ở các làng quê. Đối với chùa Song Tử Tây thuộc huyện đảo Trường Sa cũng vậy, chùa Song Tử Tây đã có từ rất lâu rồi, trên mảnh đất do ông cha ta khai phá và nhiều thế hệ con cháu ở huyện Trường Sa xây dựng mà thành như hôm nay; nơi đây là điểm tựa tinh thần vững chắc cho nhân dân và ngư dân trên đảo các đoàn công tác ra thăm đảo. Chùa là nơi tâm linh gắn liền với văn hóa của người Việt. Chùa là nơi yên bình như là biểu tượng của sự thanh bình để ta có thể gửi gắm niềm tin vào cuộc sống; ở đây là thể hiện sức sống ở Trường Sa, cầu cho quốc thái dân an, vùng biển đảo hòa bình ổn định trong khu vực, đời sống dân cư an lạc; việc đi lễ chùa của nhân dân và các đoàn công tác trên đảo thường xuyên diễn ra bình thường như trên đất liền.

Các ngôi chùa trên đảo được xây dựng kiên cố với nét kiến trúc thuần việt giống như các ngôi chùa trên đất liền, điểm khác biệt là chùa trên đảo có thêm cây Phong ba và cây Bàng vuông Các đoàn công tác và ngư dân đều đến lễ chùa mỗi khi có dịp lên đảo, vào ngày đầu năm mới thì nhân dân và cán bộ chiến sỹ trên đảo đều đến chùa cầu an; ngư dân trên những chuyến tàu cá với hải trình dài ngày trên biển cũng thường ghé thăm viếng chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng đánh bắt được nhiều hải sản. Chùa cũng là nơi giáo dục truyền thống văn hóa cho các cháu học sinh và kết nối các giá trị nhân văn cao đẹp, hướng thiện.

Đoàn công tác và phóng viên, báo chí đến lễ chùa trên đảo Song Tử Tây 

Mỗi ngôi chùa, tự thân đã mang thông điệp hướng thiện và hài hòa. Ngôi chùa giữa biển Đông không chỉ đáp ứng đời sống tâm linh của người dân nơi biển đảo, mà còn thể hiện khát vọng cuộc sống bình yên, hòa bình, hữu nghị. Biển cả đầy hào phóng cho con người về hải sản và tài nguyên phong phú nhưng cũng lắm hiểm nguy; những ngôi chùa nơi cư dân trên đảo sinh sống thể hiện tâm nguyện về cuộc sống hướng thiện, bình yên, cầu mong sóng yên, biển lặng... Chùa trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đều hướng ra biển Đông bốn bề sóng nước. Trong khuôn viên chùa ngoài dáng cây Đa, cây Bồ đề mang cốt cách Chùa quê hương Việt Nam còn có thêm bóng mát cây Phong ba chắn gió, cây Bàng vuông xòe tán che chở. Những ngư dân đánh bắt trên các ngư trường quanh đảo; vào ngày rằm, mùng một cũng thường ghé tầu lên đảo bày tỏ lòng thành kính trước đức Phật, cầu mong có sức khỏe dẻo dai, mỗi chuyến đi khơi đều thuận buồm xuôi gió, có nhiều lộc biển.

Hàng năm, chùa còn là nơi tổ chức lễ hội, lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt và các đồng bào tử nạn trên vùng biển thuộc huyện đảo Trường Sa. Tiếng chuông chùa hàng ngày hòa cùng sóng biển ngân vang trong gió gửi đi thông điệp về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với các nước láng giềng và cộng đồng thế giới yêu chuộng hòa bình.

Hình ảnh một số ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam:

Cổng Chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa

Chùa Trường Sa lớn có bức tượng Phật được làm bằng Ngọc. nguồn: Internet

Chiến sỹ và nhân dân trên đảo Song Tử Tây đi lễ chùa ngày đầu năm mới

Chùa Nam Huyên trên đảo Nam Yết được xây dựng kiên cố với hàng cột và bậc tam cấp bằng đá nguyên khối

Mái chùa cong vút, nét kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa Việt Nam (một góc chùa Linh Sơn, đảo Sơn Ca)

 

Nguồn: Thainguyen.gov.vn

Đức Năm